Bỏ việc nhà nước có nên không là câu hỏi của rất nhiều người trẻ cũng như những người đã từng làm công chức nhà nước vài năm. Từ bỏ một công việc an nhàn, lương ổn định để ra ngoài kinh doanh, tìm việc làm khác hay đi nước ngoài làm việc. Liệu điều này có đúng không? Cùng NHANLUCNHATBAN tìm hiểu thông qua bài viết này.
Bỏ việc nhà nước có nên không?
Bỏ việc nhà nước có nên không? để đi xuất khẩu lao động, tự do kinh doanh hay tìm đến một công việc khác là câu hỏi của rất nhiều người chưa có một lời giải đáp. Cùng với đó những lợi bất cập hại của khi làm việc ở nhà nước mang đến cho mọi người như thế nào. Dưới đây là những phân tích rõ ràng về vấn đề này.
1.Lợi ích khi làm nhà nước
Không thể phủ nhận hiện nay rất nhiều người đang mong muốn được làm việc cho nhà nước. Phần lớn trong đó có cả việc gia đình định hướng cho con em họ tìm một công việc ổn định.
Để sau khi về hưu sẽ có một nguồn chu cấp ổn định, không sợ mất việc khi đang làm,…. Sở dĩ ai cũng muốn vào trong nhà nước bởi nó sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích phải kể đến như:
- Thời gian làm việc thoải mái từ 7, 8h giờ đến 4,5h chiều là tan làm
- Thứ 7, chủ nhật được nghỉ làm để dành thời gian chăm sóc bản thân
- Công việc được phân chia rõ ràng, hằng ngày bạn chỉ phải làm đúng công việc này, tính chuyên môn cao. Chúng ta sẽ ít gặp phải rủi ro như không may bị đuổi việc khi không hoàn thành nhiệm vụ hay là doanh nghiệp phá sản bạn bỗng nhiên bị thất nghiệp.
- Công việc có quy tắc rõ ràng, bạn được hướng dẫn cụ thể chỉ mất từ 1 – 2 tháng là bạn đã có thể làm quen với công việc.
- Nhà nước đánh giá khả năng của bạn bằng bằng cấp và thâm niên làm việc thậm chí còn là một chút quan hệ. Những người có nhiều bằng cấp, thâm niên từ 3 – 5 năm là đã có thể xét tăng lương, điều động vị trí,…
- Môi trường làm việc của nhà nước đơn giản, yên tĩnh, không có tính cạnh tranh cao, không đồi hỏi bạn phải dốc sức làm việc, tăng ca ngày đêm
Một ưu điểm nữa khiến người lớn tuổi luôn mong con cái được làm trong nhà nước chính là lương hưu khi đến tuổi nghỉ hưu. Lúc này bạn không cần phải đi làm nhưng hàng tháng bạn vẫn có một khoản tiền lương hưu trí.
2.Bất cập trong ngành
Với tất cả những lợi ích ở phía trên khiến ai cũng muốn có được một chiếc ghế trong nhà nước. Tuy nhiên không ít người cũng sẵn sàng từ bỏ nó để xuất khẩu lao động hay ra bên ngoaì kinh doanh tự do, tìm kiếm một vùng trời mới.
- Để có được một chiếc ghế trong cơ quan nhà nước, bạn không chỉ cần có tiền, mà cần có cả một hậu thuẫn vững chắc, những mối quan hệ chất lượng
- Mức lương cơ bản của nhà nước hơi thấp chỉ khoảng 1.210.000 VNĐ/ tháng nhân hệ số bậc lương tùy vào bậc đại học, cao học
- Công việc thường mang tính hành chính, lặp đi lặp lại mỗi ngày gây sự nhàm chán, rất khó để có cơ hội phát triển
- Sống trong môi trường cơ quan nhà nước yêu cầu đầu tiên không hẳn là năng lực mà lại là cách khôn khéo khi bạn đối xử với mọi người
- Bạn cần duy trì mối quan hệ tốt cũng như tránh lan truyền thông tin quan trọng ra bên ngoài xã hội
Những điều trên đây có thể sẽ không đúng với tất cả mọi người.
Vậy nếu bỏ việc nhà nước thì nên làm gì?
Vậy nếu bỏ việc nhà nước thì nên làm gì? Hiện nay xã hội có rất nhiều công việc khác nhau để bạn có thể trải nghiệm, thử sức và khám phá chính mình. Một số lời khuyên nên làm gì khi quyết định bỏ việc nhà nước:
1.Tự do kinh doanh
Kinh doanh cũng là một ngành nghề tốt mà bạn cũng có thể lựa chọn khi đặt câu hỏi bỏ việc nhà nước có nên không, hay bỏ việc rồi thì sẽ làm gì. Rất nhiều người lập nghiệp bằng việc kinh doanh từ quần áo, thời trang, trang sức đến mỹ phẩm,… Họ bắt đầu từ những cửa hàng nhỏ lẻ sau đó lâu dần mới phát triển mạnh.
Và nếu bạn đang có sẵn một bằng cấp trong tay như bác sĩ, luật sư,… thì đều có thể mở phòng khám, văn phòng luật. Nhiều người còn từ bỏ công việc nhà nước về nhà chỉ để mở một gara ô tô. Tuy nhiên đó là là sở thích, mong muốn của họ. Tự do kinh doanh, bạn được làm chủ cuộc sống của chính mình, không phải phụ thuộc, không lo mất việc, mình làm nhiều kiếm nhiều, mình làm ít kiếm ít,..
Trên thực tế công việc nhà nước chỉ dành cho những ai trầm tính, họ đơn gỉản chỉ muốn một cuộc sống bình thường, hằng ngày làm việc này, đến giờ về và chăm sóc gia đình. Họ không muốn áp lực, không phải tăng ca, sợ bị mất việc, họ lựa chọn một chiếc ghế an toàn cho chính mình. Và cũng chính bởi sự an toàn đó mà nhiều người lựa chọn từ bỏ để thực hiện ước mơ của chính mình
Nhìn chung đã là tuổi trẻ bạn nên đi, nên trải nghiệm và thử sức mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Để biết đâu trên hành trình ấy bạn sẽ tìm được công việc mà mình yêu thích nhất, tìm được lý tưởng và đam mê của chính mình. Khi còn trẻ đừng chọn một cuộc sống quá an nhàn, sống sao để sau này nhìn lại không bao giờ phải hối tiếc.
Bỏ việc nhà nước có nên không thì câu trả lời hoàn toàn thụ thuộc vào chính bản thân bạn. Phụ thuộc vào cách nghĩ, cách sống và cách bạn muốn đối mặt với hiện thực như thế nào.
Tuy nhiên, dù bạn có bỏ việc nhà nước hay không thì cũng nên nhìn vào thực tế hoàn cảnh của bản thân để chu toàn mọi quyết định. Tránh không được việc lại hỏng việc kia, bất cứ quyết định nào, bạn cũng phải chọn cho mình một lối đi an toàn nhất. Và nếu như đã quyết định thì sẽ không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng.
2.Đi nước ngoài làm việc?
Nếu bạn đang băn khoăn không biết bỏ việc nhà nước có nên không, hay nhàm chán với công việc hiện tại, rập khuôn, hành chính, thời gian gò bó khiến bạn không thể đi đâu. Trong khi đó bạn lại mong muốn được làm một công việc được trải nghiệm, được dấn thân, đến một vùng đất mới, được gặp những người mới, nền văn hóa mới.
Có lẽ việc tạm dừng công việc nhà nước để đi nước ngoài làm việc là điều bạn đang cần:
- Tiếp thu, học hỏi những điều mới mẻ ở quốc gia khác
- Mức lương cao hơn so với Việt Nam, nhiều người thường chọn xuất khẩu lao động để kiếm một khoản vốn kinh doanh.
- Trong các năm gần đây, việc đi xuất khẩu lao động nước ngoài đã rất đơn giản
- Thời gian làm việc từ 1 – 5 năm, thậm chí có thể xin lưu trú vĩnh viễn nếu đạt yêu cầu
Một số câu chuyện có thật về bỏ việc nhà nước đi xuất khẩu lao động
Một thời gian gần đây tại miền Trung bắt đầu rộ lên tình trạng các cá nhân đang làm công tác nhà nước nhưng từ chức để ra ngoài tìm con đường mới. Trong đó có ông Dương Văn Quyền từng là phó chủ tịch UBND xã Kỳ Hợp, Hà Tĩnh đã rời bỏ chức vụ và đi xuất khẩu lao động Đức sau 14 năm làm việc nhà nước.
Ngoài ông Quyền cũng từng có rất nhiều người sẵn sàng rời bỏ chức vụ nhà nước. Họ muốn phát triển sự nghiệp ở bên ngoài hay đơn giản là xin vào làm việc tại một công ty, doanh nghiệp tư nhân. Đó là bà Lê Thị Phượng phó bí thư UBND xã Kì Tiến hay ông Nguyễn Văn Tiến cán bộ phòng thống kê UBND xã Kì Tiến.